02/26/2019
Lời tâm tình của Hồ Nguyễn.
Kính thưa cha Chú sự Phan văn Đương,
Kính thưa các Chú, bác, cô, dì, cậu, mợ và quí thân bằng quyến thuộc.
Thật là vinh dự cho chúng con được đến đây hôm nay hợp cùng mọi người thăm viếng và tiễn đưa nghĩa mẫu của chúng con chặng đường cuối của cuộc đời.
Hơn một năm trước con được nghĩa mẫu thay cho nghĩa phụ đón nhận con trở thành thành viên của đại gia đình, tuy thời gian không dài nhưng vẫn tô đậm thêm lòng thương mến của mọi người đã dành cho chúng con. Con rất trân trọng và hãnh diện vì điều đó. Giờ thì còn xin có đôi lời với nghĩa mẫu.
Mẹ ơi, mẹ đã đi rồi
Đàn con vắng mẹ mồ côi từ rầy
Vâng, mẹ đã ra đi sau hơn 90 năm đến với cõi tạm trần gian này.
Khi đến, mẹ được sinh ra và dưỡng nuôi trong một gia đình Công Giáo đạo hanh mà tổ tiên, dòng tộc có rất nhiều người dám chết để bảo vệ đức tin. Với truyền thống ấy và có thêm mẹ nữa tiếp tục là nhân chứng của một Kitô hữu, tu tâm-dưỡng tánh, sống đời tốt lành làm gương sáng cho các con.
Từ ngày lập gia đình mẹ đã là người vợ thủy chung, đảm đang, cùng với bố lo toan cho gia đình, chăm sóc đàn con. Mẹ là một số ít trong những người phụ nữ vượt qua nhiều chông gai, đi đoạn đường dài nhất để thích nghi với hoàn cảnh. Năm 1954 từ biệt quê cha đất tổ, nơi chôn rau cắt rốn đi vào miền Nam, ráng chen chúc sống trong các trại tạm cư trước khi được yên ổn định cư tại Kinh 5. Tưởng rằng sẽ có được cuộc sống yên bình ở vùng đất thân thương, với bà con dòng tộc, với những người hàng xóm láng giềng nghèo nàn vật chất, nhưng giàu lòng nhân ái, gần gũi và yêu thương, tận tình giúp đỡ nhau trong mọi hoàn cảnh.
Nhưng không, vận nước đổi thay đã chất chồng gánh nặng thêm trên vai bố mẹ, phải tìm mọi cách để các con lần lượt ra đi. Ơn Trời, sau một thời gian dài thì hầu hết con cháu đã yên ổn, thành đạt trên quê mới. Và lần này mới là sự trăn trở đầy khó khăn trong việc chọn lựa giữa sự ra đi xum họp với con cháu ở một nơi xa lạ rất khó thích nghi với tuổi già, hoặc ở lại với nếp cũ, có tình làng nghĩa xóm, có mồ mả của bà con thân thuộc...Nhưng rồi với lòng yêu thương con cháu vô bờ, mẹ đã hy sinh chọn con đường khó cho mình nhưng dễ dãi cho các con.
Vâng, đã rất khó khăn mẹ phải từ bỏ một nơi mà bố mẹ đã gắn bó trong hơn 50 năm, với sự yên bình của miền thôn dã, được thanh thản tự do đến nhà thờ sáng tối.
Có câu chuyện kể rằng: Một bà nhà giầu kia khi đang ngủ đã mơ thấy. Khi bà chết đi linh hồn bà được thánh Phê Rô mở cửa cho vào thiên đàng. Thiên thần Bản Mệnh dẫn bà đi khắp nẻo, chỉ cho bà xem nhiều căn nhà to lớn, chủ những căn nhà ấy bà đều biết họ khi còn nơi dương thế, một vài trong số ấy đã từng là những người hàng xóm của bà. Đến một căn nhà rất to- đẹp- tiện nghi, bà thấp thoáng trông thấy người đầy tớ giúp việc nhà của bà đang ở trong đó. Hỏi thì Thiên Thần nói: Đúng, cô ấy đang làm chủ căn nhà này. Đi một đoạn nữa Thiên Thần chỉ một túp lều xiêu vẹo, rách nát và nói:"Đó nhà của bà", Bà giật mình tỉnh dậy và nghĩ ngợi thật nhiều, vì suốt cuộc đời trần thế bà chỉ lo vun quén cho mình, tìm mọi cách tích lũy của cải cho đầy kho báu trần thế mà quên rằng quê thật là phần phúc của đời sau, cần có của cải là những công đức tích lũy cho cuộc đời ấy mới vĩnh cửu.
Trong lịch sử Giáo Hội, Thánh Têrêsa Hài Đồng cũng đâu có làm những việc to lớn, vĩ đại. Sự cầu nguyện, những hy sinh-hãm mình mỗi ngày, sự an ủi, sẻ chia với những người chung quanh, Ngài làm vì danh Chúa Kitô mến yêu. Điều ấy như những bông hoa tươi đẹp hàng ngày kính dâng lên Thiên Chúa. Lâu dần những công đức ấy trở thành khối tài sản to lớn qúi giá, được Thiên Chúa chấp nhận và thưởng công cho.
Hơn 90 qua mẹ đã là một đầy tớ trung tín với Thiên Chúa, một tín hữu nhiệt thành của giáo hội Công Giáo. Với gia đình mẹ đà tron đạo thủy chung, yêu thương và chăm sóc. Với bà con dòng tộc và hàng xóm láng giềng mẹ đã sống chân thành, hết lòng với mọi người. Ngoài ra trong góc khuất nào đó, cuộc đời mẹ luôn đồng hành cùng bố, luôn vững tay lèo lái lo toan gia đình, để bố yên tâm và có thêm thời gian cống hiến cho Giáo hội, cho xã hội và tha nhân.
Con thiết nghĩ, phần vốn liếng Thiên Chúa trao cho nhiều người được tính bằng ném, bằng lượng... Còn mẹ chỉ có thể tính bằng chỉ, bằng phân. Tuy nhiên cả cuộc đời mẹ đã cố gắng để số vốn ấy sinh lợi, lợi cho Thiên Chúa và tha nhân. Những lợi ích ấy chính là những viên gạch mẹ gửi về nước Trời để cùng với bố xây dựng căn nhà vĩnh cửu cho xong.
Mẹ ra đi là một mất mát to lớn cho anh chị em chúng con, cho dòng tộc, cho bà con hàng xóm láng giềng. Sẽ có nhiều nước mắt đổ ra, nhiều tiếng nức nở tiếc thương để đưa tiễn mẹ đi, nhưng con tin tưởng mẹ đang mỉm cười mãn nguyện vì mẹ đã sống hết mình, đã yêu thương và được yêu thương, vi những lời lãi không phải chỉ gấp hai, gấp ba, mà gấp hàng trăm lần số vốn Thiên Chúa đã trao cho mẹ lúc chào đời. Mẹ xứng đáng được ân thưởng, phần thưởng mà Chúa hứa trao ban cho những tôi tớ trung tín, khôn ngoan, thực thi lời Chúa dậy và luôn sẵn sàng chờ tiếng gọi của Ngài như mẹ vậy.
Nguyện cầu cho mẹ mau chóng xum họp với bố, với tổ tiên trên cõi vĩnh hằng bên Chúa.
Vợ Chồng con Hồ NGUYỄN
--------------
Tâm tình của cháu Tâm (Tammy) con gái thứ ba của chú Thím Thăng.
Eulogy of Bà Nội
Good evening. I am Tam Nguyen, one of the 21 grandkids of Riep Thi Phan. I’d like to take this chance to share some of the many joyful and loving memories we had with her and how much of an influence she was in our family.
Ba was a huge role in our upbringing as grandchildren. To many of us, she was the only grandma we had. Back in Vietnam, she raised with Ong 6 grandchildren and 2 great grandchildren all in one home while most of her children was making a life here in America. Just as ba’s grandfather gave her her name, she gave my younger brother, Thien, his. The name Thien means “heaven or to go up.” Ba wanted him to be successful and keep his head high. Unlike the rest of us, he has no English name but Thien is proud of his name. No matter how many times his friends mispronounce it, he loves it because it was ba who gave him his name, his identity.
When I first met ba, she had made the effort to drive 6 hours away from home just so she could pick us up from the airport. Since I was young, all I could remember was ba cutting up mangosteen and dragon fruit, swinging me on the hammock until I fell asleep, and the tearful goodbye when she didn’t know she would see us again. When I left Vietnam, I missed the feeling of having a grandma I could see, hear, talk, and hold. Losing my other grandma when I was 3 years old, I never knew what it was like to have one. In that short time, ba did everything I thought a grandma would do. It didn’t matter how long ba knew me, she always made it known that she wanted me to be happy. And I believe that’s what made ba such a wonderful grandmother.
One thing we all cherish is that ba always made the effort to connect with us. When we came to visit, she would always greet us with a smile and leave her comfortable chair to sit with us on her bed. Even though some of us couldn’t speak Vietnamese well, she was the one to make the first line of the conversation. She would ask how our other grandpa was doing. Ask if I came home from school or work. Ask us to pray. Ba always laughed at everything especially when we speak English in which she would jokingly reply I have no idea what you’re talking about so I’ll just laugh and nod.
Ba loved telling stories about her past in Vietnam. She spoke of her childhood memories with her siblings, her times riding water buffalo, experience during the war, and how she didn’t have an education in which she said we were lucky to have over here. One thing she shared with us was the “do van toc” which is the black band you see in her picture. This was the style ba would often wear when she grew in Vietnam. After Ong passed away nearly two years ago, I wanted to do everything I could to cheer her up. And so I looked in my closet for black fabric and sewed the casing, stuffing it with whatever fabric I had left. When I presented it to ba, she immediately took a comb, parted my hair in the middle, twisted my hair around b the black band, and tied it all together with a string. I could tell she was excited to try it since it had been years since she could do it on herself. There were times where she kept redoing my hair even when it was perfect just because she enjoyed doing it. Ba had such great memory. She remembered every step and never made a mistake. After she finished my hair, she was always looking for someone she could try it on next.
There were many happy moments we had with Ba. She taught us her rendition of the game, Jacks, where she would throw coins up and keep catching them until they’re all in her hand Ba was a pro and she definitely did not go easy on us. The last time we played was only a month ago. Her hands were still so quick and she easily caught 9/10 coins. There were 6 people competing against her, and we just knew we couldn’t win against a 93-year-old woman.
What makes ba so special is that she never complained or talk about her pain. She was sick for the last 20 years, dealing with diabetes, hospitalized nearly 10 times, going through several surgeries, and even facing life threatening situations over and over again. With all of this going on, I know she must have felt so much pain. Yet, we never heard it from ba. She did not let the pain stop her from living and never wanted us to worry. Ba was so incredibly strong and tougher than she looked. When the doctor told us that she wouldn’t make it past Monday, I feared that all of our family from out of town wouldn’t make it in time to say goodbye. Yet, ba defied the odds and lasted nearly a whole week longer. What an amazing and strong woman. Even with all that pain, she stayed long enough for everyone to come see her one last time.
Ba oi. All I remember during that week was praying to God that everyone could come see you in time, for you to go without pain, and that you would be ready when God called you. God has answered all my prayers and even more. He welcomed you home just in time to celebrate Ong’s birthday. I would like to say thank you ba for staying here with us. Even though you longed to stay and die in Vietnam, your home, you still stayed here with us. You said that God told you to come here, and I am so grateful that He called you here to see us all grow up and spend your last years with us.
We will miss you ba. We will miss your warm smile and contagious laugh. We will miss the endless amount of cookies and fruit you kept near your chair. During your last days, you asked us all to pray with you and for you. You wanted all of us to keep praying and to keep the family together no matter what the conflicts may be. And we will keep our promise. We love you so much ba and you have shown us many times how much you loved all of us by being present in every moment of our lives. We will continue to pray that you are basking in the glory of God with Ong and we hope to see you again. Chao ba.
(Tạm dịch)
Vinh danh Bà Nội,
Xin kính chào buổi tối. Con là Tâm Nguyễn, một trong 21 đứa cháu của bà Riệp Thị Phan. Con muốn tận dụng cơ hội này để chia sẻ một vài trong số nhiều kỷ niệm vui vẻ và đáng yêu mà chúng con có với bà nội và mức độ ảnh hưởng của bà trong gia đình chúng con.
Bà đóng một vai trò rất to lớn trong việc nuôi dưỡng đàn cháu nội- ngoại. Đối với nhiều người trong chúng con, Bà là người bà duy nhất mà chúng con có. Hồi còn ở Việt Nam, bà đã cùng với ông Nội dưỡng nuôi 6 đứa cháu và 2 đứa chắt ở cùng một nhà trong khi hầu hết các con của bà đang kiếm sống ở Mỹ. Giống như ông cuả bà đã dặt tên cho bà, Bà Nội đã đặt tên cho em trai con, Thiên, tên của em. Cái tên Thiên có nghĩa là thiên đường hay đi lên. Bà muốn em thành công và ngẩng cao đầu. Khác với phần còn lại của chúng con, em không có tên tiếng Anh nhưng em Thiên tự hào về tên của mình. Cho dù bạn bè của em phát âm sai bao nhiêu lần, em vẫn thích nó bởi vì chính bà là người đã cho em cái tên, danh tính của em.
Khi con gặp bà lần đầu tiên, bà đã phải cố gắng thật nhiều ngồi trên xe 6 giờ từ nhà đến phi trường để đón chúng con. Từ khi còn nhỏ, tất cả những gì con có thể nhớ là bà xẻ măng cụt và thanh long cho ăn, đưa con trên võng cho đến khi con ngủ thiếp đi, và cuộc chia tay đầy nước mắt khi bà không biết sẽ còn gặp lại chúng con hay không. Khi con rời Việt Nam, con vẫn nhớ cảm giác có người bà mà con có thể nhìn, nghe, nói và ôm ấp. Con đã mất đi người bà khác ̣ (bà Ngoai) khi con mới 3 tuổi, con không bao giờ biết nó như thế nào khi mất mát như vậy. Trong thời gian ngắn đó, bà đã làm mọi thứ mà con nghĩ một người bà thường làm. Bất kể bà biết con bao lâu, bà luôn tỏ cho con biết rằng bà muốn con được hạnh phúc. Và con tin rằng, những điều ấy đã khiến bà trở thành một người bà tuyệt vời như vậy.
Một điều tất cả chúng con đều trân trọng là bà luôn nỗ lực để kết nối với chúng con. Khi chúng con đến thăm, Bà Nội luôn chào đón chúng con bằng một nụ cười rồi bỏ chiếc ghế bà thường ngồi thoải mái để đến ngồi cùng chúng con trên giường. Mặc dù một số người trong chúng con không thể nói tiếng Việt tốt, Bà luôn là người đầu tiên thực hiện cuộc trò chuyện. Bà sẽ hỏi ông Ngoại của chúng con có khỏe không. Hỏi xem con đi học về hay ở chỗ làm ra. Yêu cầu chúng con hãy cầu nguyện. Bà luôn cười với mọi thứ, đặc biệt là khi chúng con nói tiếng Anh, lúc đó bà sẽ trả lời một cách đùa cợt bà có biết con nói gì về chuyện đó đâu, nên bà chỉ cười và gật đầu thôi.
Bà rất thích kể về những chuyện quá khứ của bà ở Việt Nam. Những kỷ niệm thời thơ ấu của mình với anh chị em, những lần bà cỡi trâu, trải nghiệm trong chiến tranh và lý do tại sao bà không được đi học, nói rằng các con rất may mắn khi ở đây. Một điều bà chia sẻ với chúng con là "đồ vấn tóc", đó là cái vành màu đen quấn trên đầu mà qúi vị nhìn thấy trong bức hình của bà. Đây là thói quen bà thường làm khi bà lớn lên ở Việt Nam. Sau khi Ông qua đời gần hai năm trước, con muốn làm mọi thứ có thể để cổ vũ bà. Và vì vậy con tìm trong tủ quần áo của con để lấy vải đen và may khăn vấn, nhồi nó bằng bất cứ loại vải nào con có. Khi con đưa nó cho bà, bà mau mắn lấy một chiếc lược, chẻ ngôi ở giữa, cuốn tóc con bởi dải vải đen và buộc tất cả lại với nhau bằng một sợi dây. Con có thể nói rằng bà đã rất hào hứng để thử nó vì đã nhiều năm bà không có dịp vấn khăn. Có những lúc bà cứ làm đi, làm lại mái tóc của con ngay cả khi nó hoàn hảo chỉ vì bà thích làm việc đó. Bà đã có trí nhớ tuyệt vời như vậy. Bà nhớ từng việc làm một và không bao giờ sai lầm. Sau khi bà hoàn thành mái tóc của con, bà luôn tìm kiếm thêm một người khác nữa để tiếp tục việc này.
Có nhiều khoảnh khắc hạnh phúc chúng con có với Bà. Bà đã dạy chúng con về trò chơi của bà, chơi Jacks, bà tung đồng xu lên và tiếp tục bắt chúng cho đến khi tất cả chúng nằm trong tay của bà.
Bà chơi trò ấy rất chuyên nghiệp, và trò này chắc chắn đã không dễ dàng với chúng con. Lần cuối cùng chúng con chơi chỉ một tháng trước thôi. Bàn tay bà vẫn còn nhanh nhen và bà dễ dàng bắt được 9/10 xu. Có 6 người thi đấu với bà và chúng con chỉ biết rằng chúng con không thể giành chiến thắng trước một người đàn bà 93 tuổi.
Điều khiến bà trở nên đặc biệt là bà không bao giờ phàn nàn hay nói về nỗi đau của mình. Bà bị bịnh trong 20 năm qua, đối phó với bệnh tiểu đường, phải nhập viện gần 10 lần, trải qua nhiều cuộc phẫu thuật và thậm chí phải đối mặt với các tình huống đe dọa tính mạng nhiều lần. Với tất cả những điều này đang diễn ra, con biết bà phải cảm thấy rất đau đớn. Tuy nhiên, chúng con chưa bao giờ nghe nó từ miệng của bà. Bà không để nỗi đau ngăn cản sự sống và không bao giờ muốn chúng con lo lắng. Bà vô cùng mạnh mẽ và kiên cường hơn caí hình tượng chúng ta nhìn thấy. Khi bác sĩ nói với chúng tôi rằng bà khó qua khỏi vào thứ Hai tuần trước, con sợ rằng tất cả bà con dòng tộc của chúng tôi từ xa sẽ khó đến kịp để nói lời tạm biệt. Tuy nhiên, bà đã bất chấp cái tỉ lệ thật thấp này và kéo dài sự sống gần một tuần nữa. Thật là một người phụ nữ tuyệt vời và mạnh mẽ. Ngay cả với nỗi đau đó, bà vẫn ở lại đủ lâu để mọi người đến gặp bà lần cuối.
Bà ơi. Tất cả những gì con nhớ trong tuần đó là cầu nguyện với Chúa rằng mọi người có thể đến gặp bà kịp thời, để bà ra đi mà không đau đớn, và bà Nội sẽ sẵn sàng khi Chúa gọi. Chúa đã trả lời tất cả những lời cầu nguyện của con và thậm chí nhiều hơn nữa. Ngài đón bà về nhà đúng lúc để chúc mừng sinh nhật Ông. Con muốn nói lời cảm ơn bà đã đến đây với chúng con. Mặc dù bà ao ước được ở lại và chết ở nhà của bà bên Việt Nam. Bà vẫn ở lại đây với chúng con. Bà nói rằng Chúa bảo bà đến đây, và con rất biết ơn vì Ngài đã mời gọi bà đến đây để thấy tất cả chúng con khôn lớn và dành những năm cuối đời của bà với chúng con.
Chúng con sẽ nhớ bà. Chúng con sẽ nhớ nụ cười ấm áp và tiếng cười truyền cảm của bà. Chúng con sẽ nhớ vô số bánh quy và trái cây bà giữ gần ghế của bà. Trong những ngày cuối cùng của bà, bà yêu cầu tất cả chúng con cầu nguyện với bà và cho bà. Bà muốn tất cả chúng con tiếp tục cầu nguyện và giữ gia đình bên nhau cho dù xung đột có thể xảy ra. Và chúng con sẽ giữ lời hứa với bà. Chúng con yêu bà rất nhiều và bà đã cho chúng con thấy nhiều lần bà yêu tất cả chúng con bằng cách có mặt trong mọi khoảnh khắc của cuộc sống. Chúng con sẽ tiếp tục cầu nguyện rằng bà đang đắm mình trong vinh quang của Chúa với Ông Nội và chúng con hy vọng sẽ gặp lại bà. Chào bà.
Tâm tình của anh Luông và chị Cúc.
Dĩ nhiên hai người có hai tâm tình khác nhau.
- Anh Luông có lời ngắn gọn về tình thương của mẹ từ khi trở thành giai tế trong nhà. Mẹ lúc nao cũng hiền từ, nhỏ nhẹ trong mọi trường hợp, không chỉ với anh mà với cả các con-cháu gia đình nhỏ của anh. Anh sẽ cầu nguyện cho mẹ, ghi nhớ những điều tốt lành mà mẹ đã sống, đã làm như một tấm gương sáng để anh noi theo.
- Chị Cúc là người sống gần gũi với mẹ lâu nhất, kể cả sau khi lập gia đình rồi biến cố 1975 xảy ra, anh chị và các cháu lại về ở với ông bà. Với thời gian dài như vậy nên chị có rất nhiều kỷ niệm.
Chị kể về những ngày xưa khi còn nhỏ mẹ hướng dẫn kinh sách, Mẹ hay kể về quê cũ ngoài Bắc, những ông Nhiêu, ông Nhang... Nói về ông Nhiêu thì Kinh 5 tôi thấy có 2 người: Ông Nhiêu Rương và ông Nhiêu Thao. Còn ông Nhang thì chưa thấy, không biết chức vụ của Cụ này tương đương với chức vụ nào thời bây giờ? Kiểu này chắc phải nhờ nhà thông thái Nguyễn Viết Tưng sưu tầm và trả lời.
Chị kể về những ngày Mẹ mới bị bịnh, rồi hồi phục. Khi sang Mỹ thì....
Thấy Chú Thăng ra hiệu hết giờ.
Theo chương trình còn có thêm hai bài tâm tình chia sẻ nữa. Một bài của anh Phan Phúc Đức, dù bị kẹt máy bay không đến kịp, nhưng anh đã gửi bài. Anh Châu chồng cô Sợi (bà Kim xóm Đông Cường) cũng ghi danh nhưng không còn giờ. Cuối cùng là bài của Chú Thăng sẽ kết thúc chương trình, trước khi Cha Đương sẽ đọc lời nguyện và chúc bình an. Nhưng vì không còn giờ, nên cha Đương đã kết thúc chương trinh để giáo khu Lê Thị Thành bắt đầu giờ kinh của họ.
Bài tâm tinh của anh Đức.
Cô tôi
Tôi có 5 bà cô, bốn cô ruột và một cô họ, cô Mô ở Hố Nai và bốn bà ở Kinh 5, cô Vực cô Chuyên cô Tiệp và cô Dưỡng. Mỗi bà cô tôi có một kỷ niệm khác nhau, nhưng tựu chung thì kỷ niệm nào cũng ghi lại đậm nét trong tôi, đến nỗi ngày nay tôi và các cô tôi mỗi người một phương trời nhưng tôi vẫn hàng ngày nhớ tới họ.
Khi còn nhỏ tôi là con bác cả nên được các cô yêu chiều, khi đã lớn tôi lại may mắn được sống chung cùng các cô rất nhiều nên mỗi người tôi lại có một câu truyện để kể, ̣để kỷ niệm.
Tôi còn nhớ ngày xưa lúc còn ở Kinh 5 quê nhà, các cô chú Vực thường hay ghé nhà bố mẹ tôi mỗi khi trên đường đi lễ về. Chú Vực thường hay kể truyện về cô tôi với giọng khâm phục pha lẫn một chú khoe khoang về đức tính ăn nói điềm đạm và chừng mực của cô tôi. Có lần chú tôi vừa cười vừa kể về một toan tính khi chú còn trẻ. Một hôm chú tôi giận cô tôi lắm, ông cố tình gây sự, ông la mắng cô tôi om xòm và chỉ chờ cô tôi cãi lại một câu là ông sẽ nhân cơ hội ra tay ngay. Nhưng ông đã lầm, cô tôi không cãi một câu, cuối cùng ông phải chịu thua. Câu truyện chú Vực kể về cô tôi đã ghi đậm trong tôi và tôi vẫn thường suy nghĩ hàng ngày về những ̣đức tính tuyệt vời trong đời sống của cô tôi, để làm khuôn mẫu cho chinh chính đời sống của mình.
Mọi người trong Kinh 5 đa phần biết về cô tôi lúc đã lớn tuổi nhưng ít ai nói về cô khi còn trẻ. Cô tôi lúc còn trẻ chắc phải đẹp lắm nên mới có một mối tình đầy sóng gió như Romeo- Juliet. Khi chưa vào Nam, chú cô tôi sinh ra và lớn lên ở làng Du Hiếu, nơi đó có hai dòng họ chính là Phan và Nguyễn và hai dòng họ này luôn ganh đua nhau, chẳng khác gì Cộng Hoà, Dân chủ ở Mỹ, vì vậy mối tình của cậu Nguyễn Văn Vực và cô Phan Thị Riệp đã có không ít trở ngại. Cuối cùng thì giọng cười dòn tan duyên dáng của cô Bắc kỳ ̣nho nhỏ và nét xinh đẹp của nàng đã làm người trai trẻ say mê, vượt qua mọi khó khăn dị biệt để đi đến một mối tình bền vững tận ngày nay và tình duyên của họ đã là cầu nối đưa hai dòng Phan Nguyễn tới gần nhau hơn
Hôm nay cô tôi đã ra đi bỏ lại sau lưng tất cả. Tôi muốn ghi lại những kỷ niệm của cô với tôi và tôi muốn nói với cô lời vĩnh biệt "Cô ơi cháu và cô sẽ không còn nhìn thấy nhau nữa, nhưng hình ảnh của cô thì không bao giờ phai nhạt trong cháu. Cô thượng lộ bình an và luôn cầu nguyện cho cháu".
Bai tâm tinh và cám ơn của Chú Thăng.
Mẹ,
Thật hạnh phúc khi tất cả chúng con có mẹ bên cuộc đời cho đến hôm nay. Riêng con được sống với mẹ gần 60 năm. Và hôm nay có lẽ là lần cuối cùng con còn nhìn thấy mẹ bằng da thịt trên cõi đời trước khi mẹ về với Chúa, về bên bố và tổ tiên. Thật đau buồn cho con trong cuộc ly biệt này. Giờ đây con có đôi điều muốn tâm tình với mẹ và chia sẻ với bà con bạn hữu.
Con vẫn còn nhớ năm 1980, anh Hồ có tổ chức vượt biên và cho con đi chuyến đó. Hôm con rời nhà, bố phải vào nhà cô Uông lo đám đặt trầu cho Hậu. Trong nhà mình lúc ấy có con anh Lạp ngoài Bắc vào chơi, nên trước khi con chèo thuyền ra đi với anh chị Toàn, mẹ gọi con ra đầu hồi để gặp riêng và nhắn nhủ rằng: “Bố mẹ cho con đi để con có cơ hội học hành, mẹ muốn con học để lo cho gia đình con chứ con không phải lo lắng cho bố mẹ đâu”. Câu nói của mẹ là hành trang cho cả cuộc đời con sau này, những lúc con gặp khó khăn, gian nan hay thất vọng, con đều nhớ tới những lời khuyên nhủ của mẹ.
Trong nhà mình ai cũng biết tính của mẹ, khi mẹ đã quyết định thì khó ai có thể lay chuyển, chỉ còn trông cậy vào Chúa mà thôi. Mẹ hay kể với chúng con về chuyến ra đi của mẹ đến Hoa Kỳ là do tràng kinh mân côi thúc đẩy, chứ không phải là lời khuyên của bất cứ ai như: cha Sơn, cậu Bào, cậu Lãm, hay những cháu chắt từ Hố Nai về.
Chúng con thật là vui khi đại gia đình mình xum họp, có bố mẹ ở gần bên con cháu. Từ ngày bố mẹ sang đây, chị Đào làm ca chiều nên buổi sáng sang với bố mẹ, chị Cúc làm ca sáng xong ra khỏi hãng là về thăm bố mẹ, còn con thì ca ba nên khi ra khỏi hãng thì chẳng còn ai ở đó, nhờ vậy con có cơ hội nói chuyện với bố mẹ nhiều hơn, nên mới biết nhiều về làng Du Hiếu, vùng phụ cận và những chuyện bên quê nhà xẩy ra sau khi con đi.
Ở đây hôm nay, con chỉ có ít thời gian kể về một số chuyện mà mẹ nói mình phải mang ơn, như chuyện về cậu Cảo. Cậu là người đã giúp bố mẹ cháu chăn trâu hồi còn ở miền Bắc, mỗi sáng cậu đi ngang qua nhà bố mẹ cháu dắt con trâu của bố mẹ cháu đi cho ăn đến chiều mới đưa về. Chị Mai con bác Đạm, bà Vũ con ông bà Quỹ Đề đã giúp coi hai chị Mai - Hoa. Hay chuyện bố dụ cậu Hạp đi coi máy cày, sau đó tìm mua trâu...Dụ vậy để mợ dẫn trâu ra cho coi, nhưng hai ông không nhìn trâu mà cứ nhìn mợ, để mợ mắc cở phải chạy vào nhà bếp. Mắc cỡ như vậy nhưng rồi cậu mợ vẫn thành gia thất.
Mẹ hay kể về ông ngoại là ông Nhang Thuận, Người sống rất đạo đức và khuôn phép, dậy dỗ con cái thật nghiêm khắc, nhờ đó mà hàng con, cháu, chắt vẫn còn giữ mối liên hệ mật thiết tới ngày hôm nay. Điển hình như bác Giáo Di, dù còn yếu đuối vì mới ra khỏi nhà thương, nhưng hôm nay cũng ra đây để cầu nguyện; bố con anh Truyện và vợ chồng Hà & Minh con dì Kiệm cũng bỏ mọi việc bay sang đây với mẹ nhưng gìờ chót bị bệnh không thể đi được và nhất là Chi & Khiêm đã giúp bác có được cái hòm thật đẹp. Hồi bà cố Khoả mất, bố nhìn cái hòm của bà và ước mong có được như bà lúc ra đi, bố đã được mãn nguyện như mong ước và hôm nay cả mẹ nữa.
Ngoài thân bằng quyến thuộc, con cũng xin cám ơn tới tất cả đồng hương đã vì tình thương mẹ và gia đình chúng con mà đến đây hôm nay. Có nhiều người biết ít về mẹ như anh Châu chồng chị Sợi, anh chỉ là rể kênh 5; như Xuyến, Hà con bà Hộ, dù họ rời Kinh 5 lúc còn rất nhỏ nhưng đã tới đây. Như anh chị Toàn- Hiếu, bạn Khánh tuy rất bận nhưng đã bỏ hết mọi việc lặn lội đường xa mà đến, con cháu bà phần Phụng, mặc dù mợ Loan mang trọng bệnh nhưng con cháu bà đều hiện diện đầy đủ hôm nay .... Con không thể kể hết từng người và những ân tình mà qúi vị đã dành cho gia đình chúng con.
Mẹ, con biết mẹ và cả bố nữa bây giờ đang hiện diện nơi đây để thấy sự thương yêu của bà con hàng xóm và bạn hữu đã dành cho mẹ. Con không thể nói hết được những tình cảm mà mọi người đã dành cho mẹ sau khi ra đi. Con chỉ xin được thay mẹ nói lời “TRI ƠN” gửi đến tất cả mọi người.
Nguyễn Cao Thăng
Sau giờ kinh của giáo khu Lê Thị Thành, những người đến muộn lại tiếp tục xếp hàng lên thăm viếng và đứng lâm râm cầu nguyện hay tâm tình riêng tư với nghĩa mẫu.
Nghĩ rằng hôm nay là đêm cuối cùng còn được nhìn thấy bà bằng xương bằng thịt, nên các cháu nội -ngoại cứ quanh quẩn tại nhà quàn, có nhiều lúc cả hội trường lặng yên không tiếng động, lúc ấy các cháu đứng trước quan tài nhìn vào hình ảnh thân thương của người bà mà các cháu từng gần gũi, thương yêu trong những ngày rất gần vừa qua. Giờ bà đã nhắm mắt nằm đây, gần trong gang tấc nhưng cùng xa xôi muôn trùng. Rồi sáng mai đây Bà sẽ rời xa mọi người, ra nằm bên ông ngoài huyệt mộ, và các cháu sẽ không bao giờ gặp lại Bà nữa...
Đến 9 giờ tôi thì nhà quàn đóng cửa nên tất cả mọi người phải ra về.
Trong khi ấy tại nhà Mẹ. Các anh chị em trong tang gia đã chuẩn bị món bún mọc cho quí khách từ xa về, ghé đến dùng tạm bữa ăn tối. Có thêm món bê thui cho vị nào vẫn quen uống lon bia trong bữa ăn tối của họ hàng ngày. Ngoài ra những người khách này cũng đã góp phần làm cho bữa ăn tối thêm thịnh soạn bằng cách xách về các món ăn ở khắp nơi như: Thịt bò cuốn lá lốt, bánh bột lọc, nem nướng, chả lụa...
Nhưng biết ngày mai sẽ còn rất nhiều việc nên mọi người mau kết thúc bữa ăn, ai về nhà nấy nghỉ ngơi chuẩn bị cho sáng mai.
Sáng thứ Bảy trời mưa tầm tã, mưa và lạnh, nhiệt độ xuống đến dưới 25o F lại có gió nên ngoài trời giá buốt. Dù vậy hầu như đông đủ mọi người đã có mặt trước 8 giờ tại nhà quàn. Những người đến trước đã ngồi trên các hàng ghế âm thầm cầu nguyện.
Rồi chú Độ Phan điều hợp kêu gọi các gia đình thân quyền đã có mặt xếp hàng lên chụp hình bên quan tài lần cuối. Sau đó Cha Đương làm phép xác trước khi nắp quan tài được đóng lại với bao nhiêu nước mắt và lời than khóc tiếc thương.
Đúng 9:15 đoàn đô tùy chính là các cháu trong nhà đã được phân chia nhiệm vụ dưới sự hướng dẫn của chú Phan Tiến di quan ra xe tang, đưa đến nhà thờ thánh Anthony.
Vì ngoài trời vẫn còn mưa nên nhà hiếu đã mua sẵn áo mưa phát cho tất cả những người tham dự.
Như đã thông báo, thánh lễ an táng hôm nay do cha Benjamin Nguyễn Minh Nhật chủ tế, cha Giuse Phan Văn Đương đồng tế và giảng lễ, cha Phaolo Nguyễn Thế Hiển đồng tế.
Ngoài thân nhân là những người có vành khăn tang trên đầu ngồi khoảng một nửa nhà thờ, số người không đội khăn tang đã ngồi đầy hết số ghế còn lại và còn phải đứng phía dưới và cả trên sàn hát.
Sách Lễ: Sách lễ hôm nay đã được soạn riêng dưới sự cố vấn và hướng dẫn của cha Đương, đã in sẵn một thùng, nội dung bao gồm:
- Tiểu sử
- Cáo Phó
- Ca Nhập Lễ: Đi Về Nhà Chúa.
- Bài Đọc I: Bài trích sách Giảng Viên Cháu An còn chú Thăng
- Đáp Ca: Người nằm xuống
- Bài Đọc II: Trich Thư Thánh PhaoLoTong Đồ gửi Tín Hữu Rõ Ma. Cháu Amy con chú Dụng
- Phúc Âm: Theo Thánh Gioan: "Trong nhà Cha của Thầy có nhiều chỗ ở". Cha Đương giảng lễ.
- Ca Dâng lễ: Con Chỉ Là Tạo Vật.
- Lời Nguyện Giáo Dân: Chắt Minh con của vợ chồng Triều- Diễm.
- Ca hiệp lễ: Ca Vang Tình Yêu Chúa.
- Nghi thức Tiễn Đưa: Do cha Nhật chủ sự nghi thức này.
Lời Cám Ơn của Sơ Mai Toản:
Kính thưa Cha Xứ,
Quí Cha trong gia đình.
Quí vị trong Hội Đồng Gió Xứ và mọi thành phần trong Cộng Đoàn.
Quí ân nhân và thân nhân của gia đình con.
Suốt cuộc hành trình 94 năm tiến về quê hương vĩnh cửu. Mẹ con đã nhận được rất hiểu sự ủng hộ, giúp đỡ, hướng dẫn, đồng hành của quí vị.
Trong những ngày cuối đời, mẹ con càng nhận thấy các sự trợ giúp trên rõ ràng hơn. Nhờ vậy Mẹ con đã ra đi cách bình an, thanh thản lúc 10:15 sáng Chúa Nhật 10-2-2019.
Trong thành lễ cuối cùng này, Mẹ con đã được qui Cha, Quí ông bà, các ân nhân, thân nhân và bạn hữu khắp nơi cùng tạ ơn và cầu nguyện cho.
Kính thưa Mẹ dòng Trinh Vương.
Dù chỉ là đứa con nhỏ bé, con và gia đình đã được Sr. Giám tỉnh và các chị đại diện mẹ dòng đến để cùng cộng đoàn cầu nguyện cho mẹ chúng con. Chúng con hết lòng biết ơn.
Chúng con cũng xin cám ơn các bác sĩ, nhân viên các ngành trong bệnh viện mà mẹ con đã có lần nương ẩn. Xin Chúa trả công bội hậu cho quí vị.
Mẹ quí yêu! Mẹ thấy đó, ai cũng thương mến mẹ, nên đã hy sainh thời giờ đến đây dâng thánh lễ cầu cho Mẹ. Bây giờ được ở trong cung lòng Thiên Chúa, Mẹ hãy nhớ đáp ơn quí cha, quí ông bà và thân bằng băng quyến thuộc Mẹ nhé.
Sau cùng, gia đình con xin gửi lời tri ân đến tất cả quí vị đang hiện diện và cả những người không thể hiện diện nơi đây, nhưng cùng hợp ý cầu nguyện cho Mẹ con, cho gia đình con trong giây phút rất cần sự nâng đỡ này.
Xin đa tạ.
***
Sau đó 3 cha cùng đưa tiễn quan tài xuống cuối nhà thờ. Ơn trên ban cho dù trời vẫn lạnh nhưng đã hết mưa. Đoàn xe đưa tiễn hàng trăm chiếc đã đã được hộ tống bởi bốn xe cảnh sát chầm chậm tiến về khu nghĩa trang. Trên đường đi, chúng tôi thấy rất nhiều xe cộ của người du hành phía ngược chiều đã đậu lại, để tỏ lòng kính trọng hay âm thầm gửi lời chào từ biệt đến người quá cố.
Cha Đương theo đoàn người đưa tiễn để cử hành nghi thức cuối cùng trước khi hạ huyệt.
Đoàn người đưa tiễn nhận mỗi người một cành hoa sau đó xếp hàng nối đuôi nhau tiến đến đặt trên quan tài. Toán chôn cất đã nhanh chóng đóng nắp kim tĩnh, hệ ròng rọc từ từ đưa quan tài giờ đây đã nằm gọn trong kim tĩnh hạ xuống và lấp đất, như một hành động cuối cùng, cách ngăn vĩnh viễn người mẹ thân yêu với thế giới hiện tại.
Mẹ đã nằm lại bên Bố và nhiều bè bạn khác nơi đây.
Cũng ngay giây phút này một cơn mưa đá nặng hột nhưng ngắn ngủi đổ xuống như xua đuổi đám con cháu còn đang bịn rịn, không nỡ bỏ lại người Mẹ, người Bà mà đi về, khiến mọi người phải vội vã lên xe.
Cách đó 5 phút lái xe, nhà Hiếu đã chuẩn bị phần ăn trưa để tiếp đón và chia tay những ân nhân từ xa về đây đưa tiễn mẹ, một số người sau giây phút này sẽ lên đường trở lại xum họp với gia đình.
Hồ Nguyễn tường trình.
Comments